Để thực hiện những kĩ thuật với từng tư thế sao cho không ảnh hưởng đến các mô liên kết như dây chằng và gân đòi hỏi người tập phải có hiểu biết về định tuyến, giải phẫu học,… Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ. Hiểu và biết cách ứng dụng vào cơ thể từng người để đạt được hiệu quả tối ưư u là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp nhận của từng người.
Không có điều gì được gọi là tuyệt đối hay chuẩn cả. Những kỹ thuật được đưa ra làm chuẩn mực chỉ mang tính tương đối cao cho đại đa số các cách phòng trừ chấn thương, hồi phục và trị lành vết thương ( khoảng 85% số cách). Cơ thể của mỗi người không giống nhau về đặc điểm, thể lực,… nên việc so sánh giữa cơ thể mình và người khác là vô ích và không có tính chính xác. Điều tốt nhất bạn có thể làm là theo dõi sự thay đổi ở chính cơ thể bạn, từ đó rút ra được những mức độ rèn luyện phù hợp với cơ thể để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Nhiều người cho rằng việc thực hiện được những tư thế càng dẻo, càng thẳng hàng hay những tư thế mà chỉ rất ít người làm được thì được gọi là chuẩn, là giỏi. Song điều này không hoàn toàn đúng. Ta nên quan sát cách đứng từ bàn chân lên khớp gối, rồi lên đến phần khung chậu, thắt lưng, vai, khủy tay, cổ, gương mặt. Khi đó, ta sẽ thấy tư thế đó dùng để đứng, để chống hay đang khóa khớp, tạo áp lực cho khớp. Nếu tập mà không để ý, cứ liên tục lặp đi lặp lại động tác nhiều lần sẽ làm cho dây chằng của khớp gối bị yếu ( nếu đứng trụ), hoặc khủy tay yếu ( nếu chống bằng tay) và làm mất khả năng cố định khớp , làm mòn sụn, đau đầu gối, đau khủy tay… Tương tự như vậy cho vùng thắt lưng. Nếu như dùng vùng lưng quá nhiều để ngả lưng thay vì cố định và vươn dài nó hay gập lưng không đúng cách sẽ gây nên những chấn thương.
Chúng ta thường nghe khi thực hiện các động tác thì phải “mở khớp”. Thực ra khớp chẳng có gì để “mở” cả, “mở” ở đây nghĩa là tập co và căng cơ, làm cho cơ khoẻ, dẻo dai. Việc này giúp ích rất nhiều để cố định khớp chắc chắn, xoay, gập khớp linh hoạt trong biên độ của nó dễ dàng, tạo ra dicchj nhây tại khớp, tránh hiện tượng khô và thoái hóa. Ngược lại, nếu cố ép cho khớp trượt ra khỏi ổ khớp ( khớp hông), hoặc vượt quá giới hạn hoạt động tối đa của nó để thực hiện động tác mình muốn thì thay vì cố định khớp lại, bạn sẽ gặp phải những hậu quả tệ hại.
Là một người tập và theo con đường yoga, tôi lựa chọn sự “an toàn, thản nhiên” làm một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong việc tập asanas chuẩn của riêng mình. Tôi di chuyển cơ thể chậm lại để học cách cảm nhận cơ thể và lắng nghe những phản ứng của nó. Đó cũng là cách để tôi thấy thanh thản. Thanh thản khi biết rõ chính xác mình đang nghĩ gì. Mặc dù không thể khiểm soát được suy nghĩ, cách này cũng khiến tôi giảm thiểu được những lối suy nghĩ tiêu cực và giữ lại những điều tích cực.
Trên đây là những kinh nghiệm và hiểu biết mà tôi muốn chia sẻ. Rất mong mọi người cũng sẽ cùng đóng góp ý kiến tích cực vì mỗi ý kiến đều sẽ giúp ích rất nhiều để những người khác hiểu và biết về tầm quan trọng của yoga.
Bạn đang có nhu cầu học Yoga nhưng không thể đến các lớp Yoga tại các trung tâm, bạn đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề thời gian và những bất cập khác như: bất tiện trong di chuyển, không thoải mái ở những không gian đông người, phụ nữ và trẻ em muốn được học tại nhà,…. Để giải quyết được những khó khăn này, rất nhiều người đã lựa chọn cách học với gia sư hướng dẫn bài tập Yoga ngay tại nhà mình.
Trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ chuyên cung cấp giáo viên dạy Yoga tại nhà cho các bạn học viên có nhu cầu. Bạn có thể liên hệ ngay với trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ chúng tôi chuyên cung cấp gia sư dạy Yoga tại nhà tốt nhất. Với rất nhiều kinh nghiệm có được trong việc hướng dẫn cho học viên tập luyện Yoga từ cơ bản đến chuyên sâu.
Còn chần chừ gì nữa hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi ngay để được tư vấn và sắp xếp gia sư phù hợp cho bạn nhé!
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ DẠY YOGA TẠI NHÀ
HOTLINE: 090 333 1985– 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn
Web: https://hocyoga.vn/